Quản lý dự án_Các vấn đề liên quan

Trong Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình số 16/205/NĐ-CP để thực hiện Luật Xây dựng có quy định cụ thể về quản lý an toàn lao động và quản lý môi trường xây dựng không? Nếu có thì được quy định như thế nào?
TRẢ LỜI:
Vấn đề quản lý an toàn lao động trên công trình xây dựng và quản lý môi trường xây dựng tại Điều 33 và 34 Mục 4 (Quản lý thi công xây dựng công trình) mà Nghị định 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng đã quy định: Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng. Các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thoả thuận. Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng, ở những vị trí nguy hiểm trên công trường thì phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn. Nhà thầu, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động. Nghiêm cấm sử dụng lao động chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động. Nhà thầu thi công xây dựng phải có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định cùng với việc đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động cho người lao động. Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công cùng các bên liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật, đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra.
Về quản lý môi trường xây dựng, Nghị định cũng quy định: Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động và bảo đảm môi trường xung quanh, bao gồm các biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong các khu vực đô thị phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến nơi quy định. Quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Trích từ trang web của Bộ Xây Dựng

Ban quản lý dự án có được quyền sửa đổi thiết kế bản vẽ thi công trong quá trình thi công hay không?
TRẢ LỜI:
Theo qui định tại Điều 57 của Luật Xây dựng thì trong việc thiết kế xây dựng công trình Chủ đầu tư có quyền yêu cầu nhà thầu thiết kế sửa đổi, bổ sung thiết kế. Tuy nhiên việc thay đổi thiết kế phải tuân thủ qui định tại Điều 17 của Nghị định 209/CP, cụ thể là:
1. Đối với thiết kế xây dựng công trình đã phê duyệt thì chỉ được phép thay đổi khi dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh có yêu cầu phải thay đổi thiết kế; hoặc trong quá trình thi công xây dựng công trình phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý nếu không thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công xây dựng, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án.
2. Trường hợp thay đổi thiết kế bản vẽ thi công mà không làm thay đổi thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở được duyệt thì chủ đầu tư hoặc nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư được sửa đổi thiết kế. Những người sửa đổi thiết kế phải ký tên, chịu trách nhiệm về việc sửa đổi của mình.
Theo qui định tại khoản 1 Điều 36 của Nghị định 16/CP, tuỳ theo đặc điểm cụ thể của dự án, chủ đầu tư có thể uỷ quyền cho Ban quản lý dự án thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Bởi vậy, nếu chủ đầu tư ủy quyền cho Ban quản lý dự án được sửa đổi thiết kế bản vẽ thi công theo qui định tại khoản 2 Điều 17 của Nghị định 209/CP thì Ban quản lý dự án mới được quyền sửa đổi thiết kế.

MỘT SỐ VƯỚNG MẮC KHI TIÊN HÀNH NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH

1. Trong công tác nghiệm thu công việc, thành phần trực tiếp ký nghiệm thu của nhà thầu thi công là người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp, người đó có phải là chỉ huy trưởng công trình tham gia và bắt buộc phải ký tên trong các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng hay không? Nếu không thì không cần thiết phải có chức danh chỉ huy trưởng công trường?
2. Trường hợp Chỉ huy trưởng công trường ủy quyền cho người không đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường (không có bằng cấp chuyên môn) ký toàn bộ biên bản nghiệm thu và chịu trách nghiệm trước mình, công ty, pháp luật về chất lượng, tiến độ, an toàn lao động là đúng hay sai?
3. Việc nghiệm thu vật liệu xây dựng trước khi đưa vào sử dụng trong công trình ở TCXDVN 371-2006 và Nghị định 209 có quy định khác nhau, việc này thực hiện như thế nào?”.

Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
1. Trong công tác nghiệm thu, Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định 3 bước nghiệm thu là:
- Nghiệm thu công việc xây dựng;
- Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng (gọi tắt là nghiệm thu Bộ phận - giai đoạn);
- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng (gọi tắt là nghiệm thu Hạng mục - công trình hoàn thành).
Đối với bước nghiệm thu công việc xây dựng, người ký biên bản nghiệm thu công việc về phía nhà thầu là cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp công việc được nghiệm thu.
Đối với bước nghiệm thu Bộ phận - giai đoạn, theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì người ký biên bản nghiệm thu này về phía nhà thầu là người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu (có thể là Tổ trưởng tổ quản lý chất lượng, Trưởng phòng kỹ thuật của nhà thầu hoặc Chỉ huy trưởng công trường nếu được phân công phụ trách kỹ thuật).
Đối với bước nghiệm thu Hạng mục - công trình hoàn thành, theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì người ký biên bản nghiệm thu này về phía nhà thầu là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu và người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu. Người phụ trách thi công trực tiếp ký ở bước nghiệm thu này là người chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo việc thi công tại hiện trường toàn bộ hạng mục hoặc công trình được nghiệm thu (chỉ huy trưởng công trường).
Theo điều 64 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP thì chức danh Chỉ huy trưởng công trường là một trong những điều kiện bắt buộc phải có để xác định điều kiện năng lực của nhà thầu, để lựa chọn nhà thầu có năng lực phù hợp với phạm vi công việc.
2. Trước tiên phải khẳng định việc ủy quyền trên là vi phạm quy định của pháp luật vì thứ nhất người được ủy quyền không có năng lực phù hợp với công việc được ủy quyền, thứ hai là người được ủy quyền chỉ chịu trách nhiệm trước người ủy quyền, người ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước công ty, trước pháp luật về các công việc mà người được ủy quyền thực hiện.
3. Theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP thì Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình thông qua việc:
- Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm, kết quả kiểm định.
- Thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình trong trường hợp có nghi ngờ về chất lượng.
Nghị định số 209/2004/NĐ-CP không hạn chế việc nghiệm thu vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình như TCXDVN 371-2006 đã quy định. Vì vậy Chủ đầu tư có quyền tổ chức nghiệm thu theo TCXDVN 371-2006 nếu thấy cần. Tuy nhiên việc nghiệm thu này nên được thống nhất ngay từ đầu với các đơn vị tham gia xây dựng công trình.
______________________________

NHÀ THẦU THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU


Nhà thầu thi công xây dựng có thể tự thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình do mình thi công hay không. Trường hợp thành lập xí nghiệp có chức năng thí nghiệm mà hạch toán phụ thuộc thì có được làm thí nghiệm cho các công trình của Công ty đang thi công hay không?
TRẢ LỜI
Nhà thầu thi công xây dựng thực hiện thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện tại Phòng thí nghiệm được Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận của bản thân nhà thầu hoặc thuê. Phòng thí nghiệm được công nhận phải đáp ứng được các điều kiện được qui định tại tiêu chuẩn TCXDVN 297:2003 - Tiêu chuẩn Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
Nếu Xí nghiệp có Phòng thí nghiệm được công nhận thì được làm thí nghiệm cho các công trình của Công ty đang thi công.
Riêng việc kiểm định chất lượng thiết bị công trình, thiết bị công nghệ phải do các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận mới được thực hiện.

KHI XẢY RA SỰ CỐ THI CÔNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG


Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng thì chủ đầu tư hay chủ sở hữu công trình phải xử lý và giải quyết như thế nào?
TRẢ LỜI:
Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban hành hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Điều 35 và 36 đã quy định rõ:
Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng có trách nhiệm lập hồ sơ sự cố công trình xây dựng. Hồ sơ bao gồm: Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng theo mẫu quy định; Mô tả diễn biến sự cố; kết quả khảo sát, đánh giá, xác định mức độ và nguyên nhân của sự cố cùng các tài liệu về thiết kế và thi công xây dựng công trình liên quan đến sự cố.
Nội dung giải quyết sự cố công trình xây dựng gồm: Báo cáo nhanh sự cố do chủ đầu tư lập tại công trình xây dựng đang thi công khi xảy ra sự cố hoặc chủ sở hữu hay chủ sử dụng lập báo cáo xảy ra tại công trình xây dựng đang sử dụng, vận hành, khai thác. Sau đó, gửi báo cáo sự cố công trình xây dựng cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thuộc UBND cấp tỉnh. Trường hợp công trình xây dựng cấp I trở lên có sự cố hoặc sự cố ở các công trình xây dựng thuộc mọi cấp có thiệt hại về người thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình còn phải báo cáo người quyết định đầu tư và Bộ Xây dựng.
Tiếp theo đó là phải thu dọn hiện trường sự cố. Trước khi thu dọn hiện trường sự cố phải lập hồ sơ sự cố công trình xây dựng. Sau khi có đầy đủ hồ sơ xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng được phép thu dọn hiện trường sự cố. Trường hợp khẩn cấp cứu người bị nạn, ngăn ngừa sự cố gây ra thảm họa tiếp theo thì nhà thầu thi công, chủ sở hữu... được phép quyết định tháo dỡ hoặc thu dọn, chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng phải tiến hành quay phim, chụp ảnh hoặc ghi hình, thu nhập chứng cứ, ghi chép các tư liệu phục vụ công tác điều tra sự cố sau này.
Về khắc phục sự cố. Nghị định quy định rõ: Sự cố phải được xác định đúng nguyên nhân để khắc phục triệt để. Tổ chức hay cá nhân gây ra sự cố công trình có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố. Tùy theo mức độ vi phạm còn bị xử lý theo pháp luật. Trường hợp sự cố công trình xây dựng do nguyên nhân bất khả kháng thì chủ đầu tư hoặc cơ quan bảo hiểm đối với công trình xây dựng có mua bảo hiểm phải chịu chi phí khắc phục sự cố.

MỘT SỐ BIÊN BẢN NGHIỆM THU BẠN NÊN BIẾT

Click vào biên bản bạn cần để down về dùng,nếu bạn cần mẫu biên bản nào khác thì có thể liên lạc với tôi để nhận được tài liệu bạn cần

1.MẪU BIÊN BẢN BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG
2.MẪU BẢNG THEO DÕI ĐỘ LÚN
3.BIÊN BẢN LẤY MẪU BÊ TÔNG
4.MẪU BIÊN BẢN ĐÚC CỌC
5.MẪU BIÊN BẢN NGHIỆM THU CÔP PHA CỐT THÉP
6.MẪU BIÊN BẢN NGHIỆM THU CỪ TRÀM
7.MẪU BIÊN BẢN NGHIỆM THU HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC NGOÀI NHÀ
8.MẪU BIÊN BẢN NGHIỆM THU HỆ THỐNG DÂY ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN
9.MẪU BIÊN BẢN NGHIỆM THU LẮP ĐẶT THIẾT BỊ KHU VỆ SINH
10.MẪU BIÊN BẢN NGHIỆM THU VIỆC LẮP ĐẶT CỬA
11.MẪU BIÊN BẢN NGHIỆM THU LÁT GẠCH
12.MẪU BIÊN BẢN NGHIỆM THU MÁI NHÀ LỢP TOLE
13.MẪU BIÊN BẢN NGHIỆM THU XÂY TƯỜNG
14.MẪU BIÊN BẢN NGHIỆM THU ÉP CỌC
15.MẪU BIÊN BẢN NGHIỆM THU TRẦN THẠCH CAO

THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

1. Công trình Công nghiệp, dân dụng, công cộng :
Gồm cÓ (2 bộ) :
1. Đơn xin cấp GPXD
2. Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao không có chứng thực thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu) một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất.
3. Bản đồ đo đạc vị trí khu đất do cơ quan có tư cách pháp nhân đo đạc lập (tại những nơi chưa có bản đồ địa chính).
4. Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình gồm có:
- Tổng mặt bằng công trình trên lô đất, tỷ lệ 1/200 - 1/500 ; kèm theo họa đồ vị trí công trình có thể hiện số lô, ranh thửa đất và ranh lộ giới.
- Mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt công trình, tỷ lệ 1/100 - 1/200.
- Mặt bằng móng, sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, chất thải, tỷ lệ 1/100-1/200.
Trong trường hợp xây dựng nâng tầng phải có hồ sơ khảo sát hiện trạng xác định công trình đủ điều kiện nâng tầng, hoặc biện pháp gia cố của tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân.
2. Công trình tôn giáo :
Gồm có (2 bộ) :
1. Đơn xin cấp GPXD
2. Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao không có chứng thực thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu) một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất.
3. Bản đồ đo đạc vị trí khu đất do cơ quan có tư cách pháp nhân đo đạc lập (tại những nơi chưa có bản đồ địa chính).
4. Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình gồm có:
- Tổng mặt bằng công trình trên lô đất, tỷ lệ 1/200 - 1/500 ; kèm theo họa đồ vị trí công trỡnh cú thể hiện số lô, ranh thửa đất và ranh lộ giới.
- Mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt công trình, tỷ lệ 1/100 - 1/200.
- Mặt bằng móng, sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, chất thải, tỷ lệ 1/100-1/200.
5. Văn bản chấp thuận của Ban Tôn giáo TP và của UBND thành phố.
6. Đối với các công trình tôn giáo cần sửa chữa có thay đổi kết cấu, kiến trúc các cơ sở thờ tự (nhà, tượng, bia, đài, tháp) Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Ban Tôn giáo thành phố và ủy ban nhân dân quận-huyện liên quan lập tờ trình ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
3. Công trình hạ tầng kỹ thuật :
Gồm có (2 bộ) :
1. Đơn xin cấp GPXD
2. Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao không có chứng thực thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu) một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất.
3. Bản đồ đo đạc vị trí khu đất do cơ quan có tư cách pháp nhân đo đạc lập (tại những nơi chưa có bản đồ địa chính).
4. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật : đường giao thông, đường dây tải điện, tuyến cấp nước, tuyến thoát nước, dẫn khí, bản vẽ gồm các thành phần sau :
- Tổng mặt bằng công trình trên lô đất, tỷ lệ 1/200 - 1/500 ; kèm theo họa đồ vị trí công trỡnh cú thể hiện số lô, ranh thửa đất và ranh lộ giới.
- Mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt công trình, tỷ lệ 1/100 - 1/200.
- Mặt bằng móng, sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, chất thải, tỷ lệ 1/100-1/200.
3. Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý ngành liên quan theo các quy định pháp luật.
4. Công trình tượng đài, tranh hoành tráng :
Gồm có (2 bộ) :
1. Đơn xin cấp GPXD
2. Bản sao cú chứng thực (hoặc bản sao khÔng có chứng thực thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu) một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất.
3. Bản đồ đo đạc vị trí khu đất do cơ quan có tư cách pháp nhân đo đạc lập (tại những nơi chưa có bản đồ địa chính).
4. Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình gồm có:
- Sơ đồ vị trí công trình.
- Tổng mặt bằng công trình, tỷ lệ 1/200 - 1/500.
- Mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/100.
- Mặt bằng móng, tỷ lệ 1/100 - 1/200.
Hồ sơ gia hạn cấp phép xây dựng
1. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp giấy phép xây dựng mà công trình vẫn chưa có điều kiện khởi công thì chủ đầu tư mang bản chính giấy phép xây dựng và đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng liên hệ cơ quan cấp giấy phép xây dựng để gia hạn.
2. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng đóng dấu gia hạn trên bản chính giấy phép xây dựng và thu lệ phí gia hạn giấy phép xây dựng theo quy định.
3. Chủ đầu tư có thể gia hạn giấy phép xây dựng nhiều lần, mỗi lần là 12 tháng, ngoại trừ khi quy hoạch hoặc quy định khác về xây dựng có thay đổi không phù hợp với nội dung giấy phép xây dựng, đất bị Nhà nước thu hồi theo quy định tại điều 38, Luật Đất đai hoặc đất đó hết thời hạn sử dụng mà chưa gia hạn quyền sử dụng đất.
4. Hồ sơ xin gia hạn GPXD gồm có : (1 bộ hồ sơ)
- Đơn xin gia hạn GPXD
- Bản chính giấy phép xây dựng.
5. Thời gian giải quyết gia hạn giấy phép xây dựng không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHO CÔNG TRÌNH

Trong thực tế về công tác phòng cháy và chữa cháy cho công trình còn nhiều vấn đề phức tạp nếu bạn chưa có kinh nghiệm nhiều trong vấn đề này,dưới đây là những vấn đề cơ bản,nếu còn băn khoăn có thể liên lạc để được giải thích.
1. Công tác thẩm duyệt hồ sơ dự án và thiết kế: Dự án, công trình hay hạng mục công trình (sau đây gọi chung là công trình) quy định tại phụ lục 3 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP thuộc mọi nguồn vốn đầu tư khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng phải có thiết kế về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan có đủ năng lực thiết kế và phải được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy trước khi thi công.
1.1.Công tác thẩm duyệt dự án
a)Đối tượng thẩm duyệt
-Tất cả các công trình quy định tại phụ lục 3 Nghị định 35/2003/NĐ-CP.
-Đối với các công trình quy định tại các mục 14, 15, 19 phụ lục 3 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP không thuộc diện phải lập dự án quy hoạch xây dựng và dự án đầu tư thì phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chấp thuận về địa điểm trước khi tiến hành thiết kế công trình.
b)Hồ sơ nộp cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm quyền gồm có
-Văn bản của chủ đầu tư đề nghị thẩm duyệt;
-Hồ sơ dự án quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư và hồ sơ thiết kế cơ sở.
Đối với việc chấp thuận địa điểm xây dựng công trình gồm
-Văn bản của chủ đầu tư đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng, trong đó nêu rõ đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình dự kiến xây dựng;
-Tài liệu hoặc bản vẽ thể hiện rõ địa điểm, hướng gió chủ đạo, các thông tin về địa hình của khu đất, về khí hậu, thuỷ văn, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các cơ sở, công trình xung quanh.
c)Thời gian thẩm duyệt dự án: Thời gian thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:
-Không quá 20 ngày làm việc đối với dự án quy hoạch, dự án xây dựng;
-Không quá 10 ngày làm việc đối với việc chấp thuận về địa điểm xây dựng công trình, songđể tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy - Công an tỉnh Quảng Ngãi giảm thời gian thẩm duyệt như sau:
-Không quá 06 ngày làm việc đối với dự án quy hoạch, dự án xây dựng;
-Không quá 05 ngày làm việc đối với việc chấp thuận về địa điểm xây dựng công trình.
-Kết quả chấp thuận địa điểm xây dựng công trình phòng Cảnh sát PCCC trả lời bằng văn bản.
1.2.Công tác thẩm duyệt hồ sơ thiết kế thi công:
a)Đối tượng thẩm duyệt
-Các công trình quy định tại phụ lục 3 Nghị định 35/2003/NĐ-CP.
b)Hồ sơ nộp cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt gồm có
-Văn bản đề nghị thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư; trường hợp chủ đầu tư uỷ quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản uỷ quyền kèm theo;
-Bản sao giấy phép đầu tư và chứng chỉ quy hoạch hay thoả thuận về địa điểm của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền;
-Các bản vẽ và bản thuyết minh thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy như sau:
Địa điểm xây dựng công trình bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh;
Bậc chịu lửa hay mức độ chịu lửa của công trình phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp đảm bảo ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác;
Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống nổ của công trình và bố trí các hệ thống, máy móc, thiết bị vật tư bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
Hệ thống thoát nạn gồm cửa, lối đi, hành lang, cầu thang chung, cửa, lối đi, cầu thang dành riêng cho thoát nạn, thiết bị chiếu sáng và chỉ dẫn lối thoát, thiết bị thông gió và hút khói, thiết bị cứu người, thiết bị báo tín hiệu bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn khi xảy ra cháy;
Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục cho phương tiện chữa cháy cơ giới bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy bảo đảm phục vụ chữa cháy;
Hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác bảo đảm số lượng, vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với thông số đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình;
Trong dự án và thiết kế phải có dự toán kinh phí cho hạng mục phòng cháy chữa cháy.
Hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy gồm 03 bộ, nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt kèm theo và hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư.
c)Thời gian thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau
-Không quá 30 ngày làm việc đối với thiết kế kỹ thuật công trình nhóm A;
-Không quá 20 ngày làm việc đối với thiết kế kỹ thuật công trình nhóm B,C.
Phân nhóm dự án công trình nhóm A, B, C thực hiện theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.
Nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư phòng Cảnh sát PCCC - Công an tỉnh Quảng Ngãi giảm thời gian thẩm duyệt như sau:
-Không quá 20 ngày làm việc đối với thiết kế kỹ thuật công trình nhóm A;
-Không quá 10 ngày làm việc đối với thiết kế kỹ thuật công trình nhóm B,C.
d)Kinh phí cho việc thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được xác định trong vốn đầu tư của dự án, công trình
Hiện nay Chính phủ chưa có quy định mức phí và lệ phí thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy, nên cơ quan Cảnh sát PCCC chưa thu.
Kết quả thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy theo mẫu PC1 do phòng Cảnh sát PCCC ký.
2.Kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy:
2.1.Kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy :gồm kiểm tra thi công các hạng mục về phòng cháy và chữa cháy và lắp đặt thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo thiết kế đã được thẩm duyệt. Việc kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy được thực hiện ít nhất một lần ở giai đoạn thi công, lắp đặt các thiết bị này và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu thi công, lắp đặt sai thiết kế được duyệt.
2.2.Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy những công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy do mình thẩm duyệt.
2.3.Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện kiểm tra việc thi công về phòng cháy và chữa cháy đối với những công trình do mình thẩm duyệt và những công trình được Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ủy quyền hoặc yêu cầu.
Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sẽ cùng với Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tiến hành kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy.
2.4.Kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy , đại diện của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đại diện đơn vị thi công phải có mặt tham gia, đồng thời chủ đầu tư có thể mời các thành phần khác có liên quan trực tiếp tham gia nếu thấy cần thiết. Chủ đầu tư, chủ phương tiện và nhà thầu phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu và đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra. Hồ sơ phục vụ kiểm tra thi công bao gồm hồ sơ thiết kế được duyệt và các chứng chỉ, tài liệu cần thiết liên quan đến chất lượng thi công, lắp đặt các thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
2.5.Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm thông báo tiến độ thi công công trình, lắp đặt thiết bị phòng cháy và chữa cháy cho Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở địa phương nơi có công trình xây dựng.
2.6.Trước khi tiến hành kiểm tra thi công ít nhất 03 ngày làm việc, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải thông báo cho chủ đầu tư, chủ phương tiện về thời gian, nội dung, kế hoạch kiểm tra.
2.7.Kết quả kiểm tra được ghi vào biên bản theo mẫu PC3. Chủ đầ tư, chủ phương tiện có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn những kiến nghị của cơ quan kiểm tra đã nêu trong biên bản.
3.Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
3.1.Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là một phần việc trong nghiệm thu tổng thể công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
3.2.Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do chủ đầu tư, chủ phương tiện chuẩn bị gồm
-Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy và Biên bản kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
-Báo cáo của chủ đầu tư, chủ phương tiện về tình hình kết quả thi công, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm và nghiệm thu các hệ thống, thiết bị và kết cấu phòng cháy và chữa cháy;
-Văn bản, chứng chỉ kiểm định thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã lắp đặt trong công trình;
-Biên bản thử nghiệm và nghiệm thu từng phần và tổng thể các hạng mục, hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
-Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy;
-Tài liệu,quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy của công trình, của phương tiện;
-Văn bản nghiệm thu các hạng mục, hệ thống, thiết bị kỹ thuật khác có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy.
Các văn bản và hồ sơ nêu trên phải có đủ dấu, chữ ký của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị thiết kế, nếu thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt; riêng các bản vẽ hoàn công của hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy chỉ dịch ra tiếng Việt những nội dung cơ bản theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Kết quả nghiệm thu thực hiện theo mẫu PC3.

QUY TRÌNH THẨM DUYỆT VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

1.Căn cứ
-Luật PCCC thông qua ngày 29/6/2001 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
-Luật tổ chức Chính phủ ngày 25/12/2001.
-Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ.
-Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công An.
2.Yêu cầu để cấp “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC”
-Được đóng dấu “đã thẩm duyệt về PCCC” vào từng bản vẽ đã kiểm tra đối chiếu.
-Hồ sơ để thẩm duyệt PCCC gồm 03 bộ phải có xác nhận của Chủ đầu tư, nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng việt.
3.Nội dung thẩm duyệt cụ thể
3.1.Khi lập quy hoạch dự án
•Phải có giải pháp về PCCC bảo đảm các nội dung sau
-Địa điểm xây dựng, bố trí các khu, lô.
-Hệ thống giao thông và cấp nước.
-Bố trí địa điểm hợp lý cho đơn vị thi công.
•Hồ sơ chấp thuận địa điểm xây dựng công trình gồm
-Văn bản của Chủ đầu tư đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng, trong đó nêu rõ địa điểm, quy mô, tính chất của Công trình dự kiến.
-Tài liệu hoặc bản vẽ thể hiện rõ địa điểm, hướng gió chỉ đạo, địa hình khu đất, khí hậu thuỷ văn, khoáng cảnh tới các công trình khác.
Nếu thấy đủ điều kiện cục Cảnh sát PCCC- BCA sẽ ra một văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng công trình và có yêu cầu cụ thể cho việc thiết kế kỹ thuật về an toàn PCCC cho công trình.
3.2. Khi thiết kế kỹ thuật công trình
•Yêu cầu hồ sơ, tài liệu gồm
-Văn bản đề nghị thẩm duyệt và PCCC của Chủ đầu tư (nếu uỷ quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản uỷ quyền).
-Bản sao giấy phép đầu tư
-Văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng công trình của Cục Cảnh sát PCCC – BCA.
-Các bản vẽ và bản thuyết minh thể hiện rõ nội yêu cầu về PCCC: Bản vẽ và bản thuyết minh hệ thống kỹ thuật PCCC 03 bộ, bản vẽ kiến trúc, điện nước, chống sét 01 bộ.
Nếu thấy đủ điều kiện Cục Cảnh sát PCCC – BCA sẽ cấp “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC” (mẫu PC 1 phụ lục 1 – Nghị định 35/2003/NĐ-CP).

3.3.Kiểm tra quá trình thi công PCCC tại công trình
•Việc kiểm tra các hạng mục PCCC đang thi công thực hiện thường xuyên trong quá trình thi công khi Cục Cảnh sát PCCC thấy cần thiết và ít nhất một lần.
•Hồ sơ phục vụ kiểm tra
-Hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt của Cục Cảnh sát PCCC.
-Các chứng chỉ, tài liệu có liên quan đến chất lượng thi công.
-Chứng chỉ kiểm định các thiết bị PCCC nhập ngoại của Cục Cảnh sát PCCC trước khi lắp đặt vào công trình.
•Kết quả kiểm tra được lập biên bản theo mẫu (PC 3 phụ lục 1 - Nghị định 35/2003/NĐ-CP)
3.4.Nghiệm thu về PCCC cho công trình
•Nghiệm thu là một phần việc trong nghiệm thu tổng thể công trình
•Hồ sơ phụ nghiệm thu
-Văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng công trình của Cục Cảnh sát PCCC – BCA.
-Giấy chứng nhận đã thẩm duyệt thiết kế PCCC của Cục Cảnh sát PCCC – BCA.
-Các biên bản kiểm tra trong quá trình thi công của Cục Cảnh sát PCCC – BCA.
-Báo cáo của Chủ đầu tư về tình hình kết quả gửi thi công, kiểm tra kiểm định, thử nghiệm và nghiệm thu các hệ thống, thiết bị và kết cấu PCCC của công trình.
-Văn bản kiểm định các thiết bị PCCC đã lắp đặt tại công trình của Cục Cảnh sát PCCC.
-Biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và tổng thể các loại hạng mục hệ thống PCCC.
•Các bản vẽ hoàn công hệ thống PCCC và các hạng mục liên quan
-Tài liệu quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng hệ thống PCCC của công trình.
-Văn bản nghiệm thu các hạng mục hệ thống, thiết bị kỹ thuật khác có liên quan.
-Các văn bản và hồ sơ nêu trên phải có đủ chữ ký, dấu của Chủ đầu tư
Nếu thầy đủ điều kiện Cục Cảnh PCCC – BCA sẽ ra biên bản nghiệm thu về PCCC của công trình (mẫu PC 4 phụ lục 1– Nghị định 35/2003/NĐ-CP).
3.5.Chứng nhận đủ điều kiện về PCCC cho công trình
•Thủ tục cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC” bao gồm
-Đơn đề nghị cấp chứng nhận của Chủ đầu tư theo mẫu PC 5 phụ lục 1– Nghị định 35/2003/NĐ-CP).
-Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC.
-01 bộ hồ sơ nghiệm thu về PCCC cho công trình.
-Bảng thống kê các phương tiện PCCC đã trang bị cho công trình (mẫu PC 6 phụ lục 1– Nghị định 35/2003/NĐ-CP)
-Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về PCCC.
-Phương án chữa cháy cho công trình (mẫu PC 6 phụ lục 1– Nghị định 35/2003/NĐ-CP).
Nếu đủ điều kiện Cục Cảnh sát PCCC – BCA sẽ cấp “Chứng nhận đủ điều kiện về PCCC” cho công trình.


HỒ SƠ THẨM DUYỆT VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY THEO THÔNG TƯ 04

1.Đối với những công trình xin phép xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp sửa chữa.
-Công văn đề nghị thẩm duyệt PCCC công trình (theo mẫu) của chủ đầu tư
-Giấy giới thiệu của chủ đầu tư.
-Bản vẽ kiến trúc xây dựng công trình
Mặt bằng tổng thể (vị trí) công trình.
Mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình.
-Bản vẽ hệ thống PCCC:
 Hệ thống báo cháy tự động (các mặt bằng, sơ đồ phân zone).
 Hệ thống câp nước chữa cháy (mặt bằng tổng thể, mặt bằng các tầng, sơ đồ không gian).
 Hệ thống điện, thông gió chống tụ khói.
 Hệ thống chống sét (mặt bằng, chi tiết hệ thống chống sét).
 Thuyết minh của các hệ thống nêu trên.
2.Đối với công trình hiện hữu và đang hoạt động xin thiết kế lắp đặt hệ thống PCCC.
-Biên bản kiểm tra công trình do Cán bộ PCCC lập, hoặc hồ sơ quản lý công tác PCCC (phiếu quản lý).
3.Đối với các dự án quy hoạch hoặc cải tạo nếu có đầy đủ các bản vẽ thiết kế kỹ thuật theo quy định thì có thể thẩm duyệt PCCC. Nếu không đầy đủ có thể trả lời bằng công văn yêu cầu (PCCC).

•Lưu ý: hồ sơ duyệt thẩm định phải từ 03 bộ trở lên. Tất cả đều sử dụng bản chính (có dấu mộc đỏ).

VẤN ĐỀ VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG

Phương pháp kiểm tra chất lượng trên công trường:
Thực chất thì người tư vấn kiểm tra chất lượng là người thay mặt chủ đầu tư chấp nhận hay không chấp nhận sản phẩm xây lắp thực hiện trên công trường mà kiểm tra chất lượng là một biện pháp giúp cho sự khẳng định chấp nhận hay từ chối .
Một quan điểm hết sức cần lưu tâm trong kinh tế thị trường là: người có tiền bỏ ra mua sản phẩm phải mua được chính phẩm, được sản phẩm đáp ứng yêu cầu của mình. Do tính chất của công tác xây dựng khó khăn, phức tạp nên chủ đầu tư phải thuê tư vấn đảm báo chất lượng.
Cơ sở để nhận biết và kiểm tra chất lượng sản phẩm là sự đáp ứng các Yêu cầu chất lượng ghi trong bộ Hồ sơ mời thầu. Hiện nay chúng ta viết các yêu cầu chất lượng trong bộ Hồ sơ mời thầu còn chung chung vì các cơ quan tư vấn chưa quen với cách làm mới này của kinh tế thị trường .
Những phương pháp chủ yếu của kiểm tra chất lượng trên công trường là :
1. Người cung ứng hàng hoá là người phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm trước hết.
Đây là điều kiện được ghi trong hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Từ điều này mà mọi hàng hoá cung ứng đưa vào công trình phải có các chỉ tiêu chất lượng đáp ứng với yêu cầu của công tác. Trước khi đưa vật tư, thiết bị vào tạo nên sản phẩm xây dựng nhà thầu phải đưa mẫu và các chỉ tiêu cho Chủ nhiệm dự án duyệt và mẫu cũng như các chỉ tiêu phải lưu trữ tại nơi làm việc của Chủ đầu tư ở công trường. Chỉ tiêu kỹ thuật (tính năng) cần được in thành văn bản như là chứng chỉ xuất xưởng của nhà cung ứng và thường yêu cầu là bản in chính thức của nhà cung ứng. Khi dùng bản sao thì đại diện nhà cung ứng phải ký xác nhận và có dấu đóng xác nhận màu đỏ và có sự chấp thuận của Chủ đầu tư bằng văn bản. Mọi sự thay đổi trong quá trình thi công cần được Chủ đầu tư duyệt lại trên cơ sở xem xét của tư vấn bảo đảm chất lượng nghiên cứu đề xuất đồng ý. Nhà cung ứng và nhà thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự tương thích của hàng hoá mà mình cung cấp với các chỉ tiêu yêu cầu và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và sự phù hợp của sản phẩm này.
Cán bộ tư vấn đảm bảo chất lượng là người có trách nhiệm duy nhất giúp Chủ nhiệm dự án kết luận rằng sản phẩm do nhà thầu cung ứng là phù hợp với các chỉ tiêu chất lượng của công trình. Cán bộ tư vấn giám sát bảo đảm chất lượng được Chủ đầu tư uỷ nhiệm cho nhiệm vụ đảm bảo chất lượng công trình và thay mặt Chủ đầu tư trong việc đề xuất chấp nhận này.
2. Kiểm tra của tư vấn kỹ thuật chủ yếu bằng mắt và dụng cụ đơn giản có ngay tại hiện trường:
Một phương pháp luận hiện đại là mỗi công tác được tiến hành thì ứng với nó có một (hay nhiều) phương pháp kiểm tra tương ứng. Nhà thầu tiến hành thực hiện một công tác thì yêu cầu giải trình đồng thời là dùng phương pháp nào để biết được chỉ tiêu chất lượng đạt bao nhiêu và dùng dụng cụ hay phương tiện gì cho biết chỉ tiêu ấy. Biện pháp thi công cũng như biện pháp kiểm tra chất lượng ấy được tư vấn trình Chủ nhiệm dự án duyệt trước khi thi công. Quá trình thi công, kỹ sư của nhà thầu phải kiểm tra chất lượng của sản phẩm mà công nhân làm ra. Vậy trên công trường phải có các dụng cụ kiểm tra để biết các chỉ tiêu đã thực hiện. Thí dụ : người cung cấp bê tông hoặc vữa thương phẩm phải chịu trách nhiệm kiểm tra cường độ chịu nén mẫu khi mẫu đạt 7 ngày tuổi. Nếu kết quả bình thường thì nhà thầu kiểm tra nén mẫu 28 ngày. Nếu kết quả của 7 ngày có nghi vấn thì nhà thầu phải thử cường độ nén ở 14 ngày và 28 ngày để xác định chất lượng bê tông. Nếu ba loại mẫu 7, 14, 28 có kết quả gây ra nghi vấn thì tư vấn kiểm tra yêu cầu làm các thí nghiệm bổ sung để khẳng định chất lượng cuối cùng. Khi thi công cọc nhồi, nhất thiết tại nơi làm việc phải có tỷ trọng kế để biết dung trọng của bentonite, phải có phễu March và đồng hồ bấm giây để kiểm tra độ nhớt của dung dịch khoan, phải có ống nghiệm để đo tốc độ phân tách nước của dung dịch . . .
Nói chung thì tư vấn đảm bảo chất lượng phải chứng kiến quá trình thi công và quá trình kiểm tra của người thi công và nhận định qua hiểu biết của mình thông qua quan sát bằng mắt với sản phẩm làm ra. Khi nào qui trình bắt buộc hay có nghi ngờ thì tư vấn yêu cầu nhà thầu thuê phòng thí nghiệm kiểm tra và phòng thí nghiệm có nghĩa vụ báo số liệu đạt được qua kiểm tra cho tư vấn để tư vấn kết luận việc đạt hay không đạt yêu cầu chất lượng. Để tránh tranh chấp, tư vấn không nên trực tiếp kiểm tra mà chỉ nên chứng kiến sự kiểm tra của nhà thầu và tiếp nhận số liệu để quyết định chấp nhận hay không chấp nhận chất lượng sản phẩm. Khi có nghi ngờ, tư vấn sẽ chỉ định người kiểm tra và nhà thầu phải thực hiện yêu cầu này.
3. Kiểm tra bằng dụng cụ tại chỗ:
Trong quá trình thi công, cán bộ, kỹ sư của nhà thầu phải thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm của công nhân làm ra sau mỗi công đoạn hay giữa công đoạn khi thấy cần thiết . Những lần kiểm tra này cần có sự chứng kiến của tư vấn đảm bảo chất lượng. Mọi việc kiểm tra và thi công không có sự báo trước và yêu cầu tư vấn đảm bảo chất lượng chứng kiến, người tư vấn có quyền từ chối việc thanh toán khối lượng đã hoàn thành này. Kiểm tra kích thước công trình thường dùng các loại thước như thước tầm, thước cuộn 5 mét và thước cuộn dài hơn. Kiểm tra độ cao, độ thẳng đứng thường sử dụng máy đo đạc như máy thuỷ bình, máy kinh vĩ.
Ngoài ra, trên công trường còn nên có súng bật nảy để kiểm tra sơ bộ cường độ bê tông. Những dụng cụ như quả dọi chuẩn, dọi laze, ống nghiệm, tỷ trọng kế, cân tiểu ly, lò xấy, viên bi thép. . . cần được trang bị. Nói chung trên công trường phải có đầy đủ các dụng cụ kiểm tra các việc thông thường.
Những dụng cụ kiểm tra trên công trường phải được kiểm chuẩn theo đúng định kỳ. Việc kiểm chuẩn định kỳ là cách làm tiên tiến để tránh những sai số và nghi ngờ xảy ra qua quá trình đánh giá chất lượng.
Trong việc kiểm tra thì nội bộ nhà thầu kiểm tra là chính và tư vấn bảo đảm chất lượng chỉ chứng kiến những phép kiểm tra của nhà thầu. Khi nào nghi ngờ kết quả kiểm tra thì nhà thầu có quyền yêu cầu nhà thầu thuê đơn vị kiểm tra khác. Khi thật cần thiết, tư vấn bảo đảm chất lượng có quyền chỉ định đơn vị kiểm tra và nhà thầu phải đáp ứng yêu cầu này.
4. Kiểm tra nhờ các phòng thí nghiệm:
Việc thuê các phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng trên công trường được thực hiện theo qui định của tiêu chuẩn kỹ thuật và khi tại công trường có sự không nhất trí về sự đánh giá chỉ tiêu chất lượng mà bản thân nhà thầu tiến hành.
Nói chung việc lựa chọn đơn vị thí nghiệm, nhà thầu chỉ cần đảm bảo rằng đơn vị thí nghiệm ấy có tư cách pháp nhân để tiến hành thử các chỉ tiêu cụ thể được chỉ định. Còn khi nghi ngờ hay cần đảm bảo độ tin cậy cần thiết thì tư vấn đảm bảo chất lượng dành quyền chỉ định đơn vị thí nghiệm.
Nhà thầu là bên đặt ra các yêu cầu thí nghiệm và những yêu cầu này phải được Chủ nhiệm dự án dựa vào tham mưu của tư vấn đảm bảo chất lượng kiểm tra và đề nghị thông qua bằng văn bản. Đơn vị thí nghiệm phải đảm bảo tính bí mật của các số liệu thí nghiệm và người công bố chấp nhận hay không chấp nhận chất lượng sản phẩm làm ra phải là chủ nhiệm dự án qua tham mưu của tư vấn đảm bảo chất lượng.
Cần lưu ý về tư cách pháp nhân của đơn vị thí nghiệm và tính hợp pháp của công cụ thí nghiệm. Để tránh sự cung cấp số liệu sai lệch do dụng cụ thí nghiệm chưa được kiểm chuẩn, yêu cầu mọi công cụ thí nghiệm sử dụng phải nằm trong phạm vi cho phép của văn bản xác nhận đã kiểm chuẩn.
Đơn vị thí nghiệm chỉ có nhiệm vụ cung cấp số liệu của các chỉ tiêu được yêu cầu kiểm định còn việc những chỉ tiêu ấy có đạt yêu cầu hay có phù hợp với chất lượng sản phẩm yêu cầu phải do tư vấn đảm bảo chất lượng phát biểu và ghi thành văn bản trong tờ nghiệm thu khối lượng và chất lượng hoàn thành.
5. Kết luận và lập hồ sơ chất lượng
(i) Nhiệm vụ của tư vấn đảm bảo chất lượng là phải kết luận từng công tác, từng kết cấu, từng bộ phận hoàn thành được thực hiện là có chất lượng phù hợp với yêu cầu hay chưa phù hợp với yêu cầu.
Đính kèm với văn bản kết luận cuối cùng về chất lượng sản phẩm cho từng kết cấu, từng tầng nhà, từng hạng mục là các văn bản xác nhận từng chi tiết, từng vật liệu cấu thành sản phẩm và hồ sơ kiểm tra chất lượng các quá trình thi công. Lâu nay các văn bản xác nhận chất lượng vật liệu, chất lượng thi công ghi rất chung chung. Cần lưu ý rằng mỗi bản xác nhận phải có địa chỉ kết cấu sử dụng, không thể ghi chất lượng đảm bảo chung chung.
Tất cả những hồ sơ này đóng thành tập theo trình tự thi công để khi tra cứu thuận tiện.
(ii) Đi đôi với các văn bản nghiệm thu, văn bản chấp nhận chất lượng kết cấu là nhật ký thi công. Nhật ký thi công ghi chép những dữ kiện cơ bản xảy ra trong từng ngày như thời tiết, diễn biến công tác ở từng vị trí, nhận xét qua sự chứng kiến công tác về tính hình chất lượng công trình.
Ý kiến của những người liên quan đến công tác thi công khi họ chứng kiến việc thi công, những ý kiến đề nghị, đề xuất qua quá trình thi công và ý kiến giải quyết của tư vấn đảm bảo chất lượng và ý kiến của giám sát của nhà thầu .
(iii) Bản vẽ hoàn công cho từng kết cấu và bộ phận công trình được lập theo đúng qui định.
Tất cả những hồ sơ này dùng làm cơ sở cho việc thanh toán khối lượng hoàn thành và cơ sở để lập biên bản tổng nghiệm thu, bàn giao công trình cho sử dụng.

NHƯ THẾ NÀO LÀ DỰ ÁN NHÓM A , DỰ ÁN NHÓM B , DỰ ÁN NHÓM C ?

A.Dự án thuộc nhóm A là những dự án có một trong những điều kiện sau:
a) Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới - không kể mức vốn.
b)Các dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ không phụ thuộc quy mô đầu tư - không kể mức vốn.
c)Các dự án: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế biến dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ôtô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ - có mức vốn trên 600 tỷ đồng.
d)Các dự án: Thủy lợi, giao thông ( ngoài điểm A-c), cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng; kỹ thuật điện; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông; BOT trong nước; xây dưng khu nhà ở; đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt - có mức vốn trên 400 tỷ đồng.
e)Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: Công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh,, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng; sản xuất nông. lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản - có mức vốn 300 tỷ đồng.
f)Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác - có mức vốn trên 200 tỷ đồng.

B.Dự án thuộc nhóm B là những dự án có một trong những điều kiện sau:
a)Các dự án: công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ôtô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ - có mức vốn từ 30 đến 600 tỷ đồng.
b)Các dự án: Thủy lợi, giao thông ( ngoài điểm B-a), cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng; kỹ thuật điện; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông; BOT trong nước; xây dựng khu nhà ở; trường phổ thông, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt - có mức vốn từ 20 đến 400 tỷ đồng.
c)Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh,, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thiết bị xây dựng; sản xuất nông. lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản - có mức vốn từ 15 đến 300 tỷ đồng.
d)Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác - có mức vốn từ 7 đến 200 tỷ đồng.

C.Dự án thuộc nhóm C là những dự án có một trong những điều kiện sau:
a)Các dự án: công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ôtô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ - có mức vốn dưới 30 tỷ đồng. Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch - không kể mức vốn.
b)Các dự án: Thủy lợi, giao thông ( ngoài điểm C-a), cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng; kỹ thuật điện; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông; BOT trong nước; xây dựng khu nhà ở; trường phổ thông, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt - có mức vốn dưới 20 tỷ đồng.
c)Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh,, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thiết bị xây dựng; sản xuất nông. lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản - có mức vốn từ dưới 15 tỷ đồng.
e)Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác - có mức vốn dưới 7 tỷ đồng.


CÔNG TÁC CỌC KHOAN NHỒI

1 Một số thuật ngữ và định nghĩa
- Cọc khoan nhồi: là loại cọc tiết diện tròn được thi công bằng cách khoan tạo lỗ trong đất sau đó lấp đầy bằng bê tông cốt thép.
- Dung dịch khoan : dung dịch gồm nước sạch và các hoá chất khác như bentonite, polime ... có khả năng tạo màng cách nước giữa thành hố khoan và đất xung quanh đồng thời giữ ổn định thành hố khoan.
- Thép gia cường: vòng thép tròn đặt phía trong cốt thép chủ của lồng thép để tăng độ cứng của lồng khi vận chuyển và lắp dựng.
- Con kê: phụ kiện bằng thép bản hoặc xi măng-cát (hình tròn) dùng định vị lồng thép trong lỗ khoan.
2.Công tác chuẩn bị
Để có đầy đủ số liệu cho thi công cọc đại trà, nhất là trong điều kiện địa chất phức tạp, các công trình quan trọng, cọc chịu tải trọng lớn, thời gian lắp dựng cốt thép, ống siêu âm và đổ bê tông một cọc kéo dài, Nhà thầu nên tiến hành thí nghiệm việc giữ thành hố khoan, thi công các cọc thử và tiến hành thí nghiệm cọc bằng tải trọng tĩnh, kiểm tra độ toàn khối của bê tông cọc theo đề cương của Thiết kế hoặc tự đề xuất trình chủ đầu tư phê duyệt.
Trước khi thi công cọc cần tiến hành kiểm tra mọi công tác chuẩn bị để thi công cọc theo biện pháp thi công được duyệt, các công việc chuẩn bị chính có thể như sau:
a)hiểu biết rõ điều kiện địa chất công trình và địa chất thuỷ văn, chiều dày, thế nằm và đặc trưng cơ lý của các lớp đất, kết quả quan trắc mực nước ngầm; áp lực nước lỗ rỗng, tốc độ dòng chảy của nước trong đất, khí độc hoặc khí dễ gây cháy nổ v.v
b)tìm hiểu khả năng có các chướng ngại dưới đất để có biện pháp loại bỏ chúng; đề xuất phương án phòng ngừa ảnh hưởng xấu đến công trình lân cận và công trình ngầm; nếu chưa có hồ sơ hiện trạng các công trình lân cận và công trình ngầm Nhà thầu phải yêu cầu Chủ đầu tư tiến hành công tác khảo sát, đo vẽ lập hồ sơ; biên bản lập với các chủ sở hữu các công trình liền kề phải được các cơ quan có đủ thẩm quyền bảo lãnh.
Chú thích: Nhà thầu tham khảo hồ sơ do Chủ đầu tư cấp là chính, nếu còn thiếu thì bổ sung trong hồ sơ dự thầu.
c)kiểm tra vật liệu chính (thép, xi măng, vữa sét, phụ gia, cát, đá, nước sạch...) , chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất, và kết quả thí nghiệm kiểm định chất lượng;
d)thi công lưới trắc đạc định vị các trục móng và toạ độ các cọc cần thi công;
e)thi công các công trình phụ trợ, đường cấp điện, cấp thoát nước, hố rửa xe; hệ thống tuần hoàn vữa sét (kho chứa, trạm trộn, bể lắng, đường ống, máy bơm, máy tách cát..)
f)san ủi mặt bằng và làm đường phục vụ thi công, đủ để chịu tải trọng của thiết bị thi công lớn nhất, lập phương án vận chuyển đất thải, tránh gây ô nhiễm môi trường;
g)tập kết vật tư kỹ thuật và thiết bị, kiểm tra tình trạng máy móc, thiết bị trong tình trạng sẵn sàng hoạt động tốt, dụng cụ và thiết bị kiểm tra chất lượng phải qua kiểm chuẩn của cơ quan Nhà nước;
h)chuẩn bị dung dịch khoan, cốt thép cọc, ống siêu âm, ống đặt sẵn để khoan lấy lõi bê tông (nếu cần) , thùng chứa đất khoan, các thiết bị phụ trợ (cần cẩu, máy bơm, máy trộn dung dịch, máy lọc cát, máy nén khí, máy hàn, tổ hợp ống đổ, sàn công tác phục vụ đổ bê tông, xe chở đất khoan) cùng các thiết bị để kiểm tra dung dịch khoan, lỗ khoan, dụng cụ kiểm tra độ sụt bê tông, hộp lấy mẫu bê tông, dưỡng định vị lỗ cọc...
i)lập biểu kiểm tra và nghiệm thu các công đoạn thi công theo mẫu in sẵn (xem phụ lục C).
j)Hệ thống mốc chuẩn và mốc định vị trục móng phải đáp ứng điều kiện độ chính xác về toạ độ và cao độ theo yêu cầu kỹ thuật của công trình. Nhà thầu có trách nhiệm nhận và bảo quản hệ thống mốc chuẩn trong suốt quá trình thi công cọc.
k)Lập biên bản nghiệm thu công tác chuẩn bị trước khi thi công.
3.Dung dịch khoan
3.1. Tuỳ theo điều kiện địa chất, thủy văn, nước ngầm, thiết bị khoan để chọn phương pháp giữ thành hố khoan và dung dịch khoan thích hợp. Dung dịch khoan được chọn dựa trên tính toán theo nguyên lý cân bằng áp lực ngang giữa cột dung dịch trong hố khoan và áp lực của đất nền và nước quanh vách lỗ. Khi khoan trong địa tầng dễ sụt lở, áp lực cột dung dịch phải luôn lớn hơn áp lực ngang của đất và nước bên ngoài.
3.2.Khi áp lực ngang của đất và nước bên ngoài lỗ khoan lớn (do tải trọng của thiết bị thi công hay của các công trình lân cận sẵn có...) thì phải dùng ống vách để chống sụt lở, chiều sâu ống vách tính theo nguyên lý cân bằng áp nêu trên. Khi khoan gần công trình hiện hữu nếu có nguy cơ sập thành lỗ khoan thì phải dùng ống chống suốt chiều sâu lỗ cọc.
3.3.Dung dịch bentonite dùng giữ thành hố khoan nơi địa tầng dễ sụt lở cho mọi loại thiết bị khoan, giữ cho mùn khoan không lắng đọng dưới đáy hố khoan và đưa mùn khoan ra ngoài phải đảm bảo được yêu cầu giữ ổn định vách hố khoan trong suốt quá trình thi công cọc. Khi mực nước ngầm cao (lên đến mặt đất) cho phép tăng tỷ trọng dung dịch bằng các chất có tỷ trọng cao như barit, cát magnetic ...
3.4.Kiểm tra dung dịch bentonite từ khi chế bị cho tới khi kết thúc đổ bê tông từng cọc, kể cả việc điều chỉnh để đảm bảo độ nhớt và tỷ trọng thích hợp nhằm tránh lắng đáy cọc quá giới hạn cho phép cần tuân theo các quy định nêu trong mục 9 của tiêu chuẩn này và các yêu cầu đặc biệt (nếu có) của Thiết kế. Dung dịch có thể tái sử dụng trong thời gian thi công công trình nếu đảm bảo được các chỉ tiêu thích hợp, nhưng không quá 6 tháng.
3.5Khi dùng dung dịch polime hoặc các hoá phẩm khác ngoài các chức năng giữ ổn định thành hố khoan phải kiểm tra ảnh hưởng của nó đến môi trường đất -nước (tại khu vực công trình và nơi chôn lấp đất khoan).
4.Công tác tạo lỗ khoan
4.1.Khoan gần cọc vừa mới đổ xong bê tông
Khoan trong đất bão hoà nước khi khoảng cách mép các lỗ khoan nhỏ hơn 1.5m nên tiến hành cách quãng 1 lỗ, khoan các lỗ nằm giữa hai cọc đã đổ bê tông nên tiến hành sau ít nhất 24 giờ từ khi kết thúc đổ bê tông.
4.2 Thiết bị khoan tạo lỗ
Có nhiều thiết bị khoan tương ứng với các kiểu lấy đất đá trong lòng lỗ khoan như sau: choòng đập đá; gàu ngoạm; gàu xoay, thổi rửa để hút bùn theo chu trình thuận, nghịch v.v...Tuỳ theo đặc điểm địa chất công trình, vị trí công trình với các công trình lân cận, khả năng của Nhà thầu, yêu cầu của thiết kế mà chọn lựa thiết bị khoan thích hợp.
4.3Ống chống tạm
Ống chống tạm (casing) dùng bảo vệ thành lỗ khoan ở phần đầu cọc, tránh lở đất bề mặt đồng thời là ống dẫn hướng cho suốt quá trình khoan tạo lỗ. Khi hạ ống nên có dưỡng định vị để đảm bảo sai số cho phép.
Ống chống tạm được chế tạo thường từ 6  10m trong các xưởng cơ khí chuyên dụng, chiều dày ống thường từ 6  16mm.
Cao độ đỉnh ống cao hơn mặt đất hoặc nước cao nhất tối thiểu 0.3 m. Cao độ chân ống đảm bảo sao cho áp lực cột dung dịch lớn hơn áp lực chủ động của đất nền và hoạt tải thi công phía bên ngoài.
Ống chống tạm được hạ và rút chủ yếu bằng thiết bị thuỷ lực hoặc thiết bị rung kèm theo máy khoan, khi không có thiết bị này có thể dùng búa rung đóng kết hợp lấy đất bằng gầu hoặc hạ bằng kích ép thuỷ lực.
4.4Cao độ dung dịch khoan
Cao độ dung dịch khoan trong lỗ phải luôn giữ sao cho áp lực của dung dịch khoan luôn lớn hơn áp lực của đất và nước ngầm phía ngoài lỗ khoan, để tránh hiện tượng sập thành trước khi đổ bê tông. Cao độ dung dịch khoan cần cao hơn mực nước ngầm ít nhất là 1.5 m. Khi có hiện tượng thất thoát dung dịch trong hố khoan nhanh thì phải có biện pháp xử lý kịp thời.
4.5.Đo đạc trong khi khoan
Đo đạc trong khi khoan gồm kiểm tra tim cọc bằng máy kinh vĩ và đo đạc độ sâu các lớp đất qua mùn khoan lấy ra và độ sâu hố khoan theo thiết kế. Các lớp đất theo chiều sâu khoan phải được ghi chép trong nhật ký khoan và hồ sơ nghiệm thu cọc (xem phụ lục C). Cứ khoan được 2m thì lấy mẫu đất một lần. Nếu phát hiện thấy địa tầng khác so với hồ sơ khảo sát địa chất thì báo ngay cho thiết kế và chủ đầu tư để có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời. Sau khi khoan đến chiều sâu thiết kế, dừng khoan 30 phút để đo độ lắng. Độ lắng được xác định bằng chênh lệch chiều sâu giữa hai lần đo lúc khoan xong và sau 30 phút. Nếu độ lắng vượt quá giới hạn cho phép thì tiến hành vét bằng gầu vét và xử lý cặn lắng cho tới khi đạt yêu cầu.
5. Công tác gia công và hạ cốt thép
5.1Cốt thép được gia công theo bản vẽ thiết kế thi công và TCXD 205-1998. Nhà thầu phải bố trí mặt bằng gia công, nắn cốt thép, đánh gỉ, uốn đai, cắt và buộc lồng thép theo đúng quy định.
5.2Cốt thép được chế tạo sẵn trong xưởng hoặc tại công trường, chế tạo thành từng lồng, chiều dài lớn nhất của mỗi lồng phụ thuộc khả năng cẩu lắp và chiều dài xuất xưởng của thép chủ. Lồng thép phải có thép gia cường ngoài cốt chủ và cốt đai theo tính toán để đảm bảo lồng thép không bị xoắn, méo. Lồng thép phải có móc treo bằng cốt thép chuyên dùng làm móc cẩu, số lượng móc treo phải tính toán đủ để treo cả lồng vào thành ống chống tạm mà không bị tuột xuống đáy hố khoan, hoặc cấu tạo guốc cho đoạn lồng dưới cùng tránh lồng thép bị lún nghiêng cũng như để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo hộ dưới đáy cọc.
5.3Cốt gia cường thường dùng cùng đường kính với cốt chủ, uốn thành vòng đặt phía trong cốt chủ khoảng cách từ 2.5  3m, liên kết với cốt chủ bằng hàn đính và dây buộc theo yêu cầu của thiết kế. Khi chuyên chở, cẩu lắp có thể dùng cách chống tạm bên trong lồng thép để tránh hiện tượng biến hình.
5.4Định tâm lồng thép bằng các con kê (tai định vị) bằng thép trơn hàn vào cốt chủ đối xứng qua tâm, hoặc bằng các con kê tròn bằng xi măng, theo nguyên lý bánh xe trượt, cố định vào giữa 2 thanh cốt chủ bằng thanh thép trục. Chiều rộng hoặc bán kính con kê phụ thuộc vào chiều dày lớp bảo hộ, thông thường là 5cm. Số lượng con kê cần buộc đủ để hạ lồng thép chính tâm.
5.5Nối các đoạn lồng thép chủ yếu bằng dây buộc, chiều dài nối theo quy định của thiết kế. Khi cọc có chiều dài lớn, Nhà thầu cần có biện pháp nối bằng cóc, dập ép ống đảm bảo đoạn lồng thép không bị tụt khi lắp hạ.
5.6Ống siêu âm (thường là ống thép đường kính 60mm) cần được buộc chặt vào cốt thép chủ, đáy ống được bịt kín và hạ sát xuống đáy cọc, nối ống bằng hàn, có măng xông, đảm bảo kín, tránh rò rỉ nước xi măng làm tắc ống, khi lắp đặt cần đảm bảo đồng tâm. Chiều dài ống siêu âm theo chỉ định của thiết kế, thông thường được đặt cao hơn mặt đất san lấp xung quanh cọc 10  20cm. Sau khi đổ bê tông các ống được đổ đầy nước sạch và bịt kín, tránh vật lạ rơi vào làm tắc ống.
Chú thích:
Số lượng ống siêu âm cho 1 cọc thường quy định như sau:
- 2 ống cho cọc có đường kính 60cm;
- 3 ống cho cọc có đường kính 60cm <>
- 4 ống cho cọc có đường kính, D > 100cm.

6.Xử lý cặn lắng đáy lỗ khoan trước khi đổ bê tông
6.1.Sau khi hạ xong cốt thép mà cặn lắng vẫn quá quy định phải dùng biện pháp khí nâng( air lift) hoặc bơm hút bằng máy bơm hút bùn để làm sạch đáy. Trong quá trình xử lý cặn lắng phải bổ sung dung dịch đảm bảo cao độ dung dịch theo quy định, tránh lở thành lỗ khoan.
6.2.Công nghệ khí nâng được dùng để làm sạch hố khoan. Khí nén được đưa xuống gần đáy hố khoan qua ống thép đường kính khoảng 60 mm, dày 34 mm, cách đáy khoảng 50  60 cm. Khí nén trộn với bùn nặng tạo thành loại bùn nhẹ dâng lên theo ống đổ bê tông (ống tremi) ra ngoài; bùn nặng dưới đáy ống tremi lại được trộn với khí nén thành bùn nhẹ; dung dịch khoan tươi được bổ sung liên tục bù cho bùn nặng đã trào ra; quá trình thổi rửa tiến hành cho tới khi các chỉ tiêu của dung dịch khoan và độ lắng đạt yêu cầu quy định.
7.Đổ bê tông
7.1 Bê tông dùng thi công cọc khoan nhồi phải được thiết kế thành phần hỗn hợp và điều chỉnh bằng thí nghiệm, các loại vật liệu cấu thành hỗn hợp bê tông phải được kiểm định chất lượng theo quy định hiện hành. Có thể dùng phụ gia bê tông để tăng độ sụt của bê tông và kéo dài thời gian ninh kết của bê tông. Ngoài việc đảm bảo yêu cầu của thiết kế về cường độ, hỗn hợp bê tông có độ sụt là 18  20 cm.
7.2 Ống đổ bê tông (ống tremi) được chế bị trong nhà máy thường có đường kính 219  273mm theo tổ hợp 0.5, 1, 2, 3 và 6m, ống dưới cùng được tạo vát hai bên để làm cửa xả, nối ống bằng ren hình thang hoặc khớp nối dây rút đặc biệt, đảm bảo kín khít, không lọt dung dịch khoan vào trong. Đáy ống đổ bê tông phải luôn ngập trong bê tông không ít hơn 1.5 m.
7.3Dùng nút dịch chuyển tạm thời (dùng phao bằng bọt biển hoặc nút cao su, nút nhựa có vát côn) đảm bảo cho mẻ vữa bê tông đầu tiên không tiếp xúc trực tiếp với dung dịch khoan trong ống đổ bê tông và loại trừ khoảng chân không khi đổ bê tông.
7.4Bê tông được đổ không được gián đoạn trong thời gian dung dịch khoan có thể giữ thành hố khoan (thông thường là 4 giờ). Các xe bê tông đều được kiểm tra độ sụt đúng quy định để tránh tắc ống đổ do vữa bê tông quá khô. Dừng đổ bê tông khi cao độ bê tông cọc cao hơn cao độ cắt cọc khoảng 1m ( để loại trừ phần bê tông lẫn dung dịch khoan khi thi công đài cọc).
7.5Sau khi đổ xong mỗi xe, tiến hành đo độ dâng của bê tông trong lỗ cọc, ghi vào hồ sơ để vẽ đường đổ bê tông. Khối lượng bê tông thực tế so với kích thước lỗ cọc theo lý thuyết không được vượt quá 20%. Khi tổn thất bê tông lớn phải kiểm tra lại biện pháp giữ thành hố khoan.
8.Rút ống vách và vệ sinh đầu cọc
8.1Sau khi kết thúc đổ bê tông 15  20 phút cần tiến hành rút ống chống tạm (casing) bằng hệ thống day (rút + xoay) của máy khoan hoặc đầu rung theo phương thẳng đứng, đảm bảo ổn định đầu cọc và độ chính xác tâm cọc.
8.2Sau khi rút ống vách 1  2 giờ cần tiến hành hoàn trả hố khoan bằng cách lấp đất hoặc cát, cắm biển báo cọc đã thi công cấm mọi phương tiện qua lại tránh hỏng đầu cọc và ống siêu âm.
9.Kiểm tra và nghiệm thu
9.1 Chất lượng cọc được kiểm tra trong tất cả các công đoạn thi công, ghi vào mẫu biên bản tham khảo trong phụ lục, lưu trữ theo quy định của Nhà nước.
9.2Kiểm tra dung dịch khoan
9.2.1 Dung dịch khoan phải được chuẩn bị trong các bồn chứa có dung tích đủ lớn, pha với nước sạch, cấp phối tuỳ theo chủng loại bentonite, điều kiện địa chất công trình và địa chất thuỷ văn của địa điểm xây dựng, đảm bảo giữ thành hố khoan trong suốt quá trình thi công khoan lỗ, lắp dựng cốt thép, ống kiểm tra siêu âm, ống đặt sẵn để khoan lấy lõi đáy cọc (nếu có), cẩu lắp ống đổ bê tông và sàn công tác...Bề dày lớp cặn lắng đáy cọc không quá trị số sau:
Cọc chống 5 cm; Cọc ma sát + chống  10 cm;
9.2.2 Kiểm tra dung dịch khoan bằng các thiết bị thích hợp. Dung trọng của dung dịch trộn mới được kiểm tra hàng ngày để biết chất lượng, việc đo lường dung trọng nên đạt tới độ chính xác 0.005g/ml. Các thí nghiệm kiểm tra dung dịch tiến hành theo quy định tại bảng 1 cho mỗi lô bentonite trộn mới. Việc kiểm tra dung trọng, độ nhớt, hàm lượng cát và độ pH phải được kiểm tra cho từng cọc, hàng ngày và ghi vào biểu nghiệm thu trong phụ lục. Trước khi đổ bê tông nếu kiểm tra mẫu dung dịch tại độ sâu khoảng 0.5 m từ đáy lên có khối lượng riêng >1.25 g/cm3, hàm lượng cát > 8%, độ nhớt >28 giây thì phải có biện pháp thổi rửa đáy lỗ khoan để đảm bảo chất lượng cọc

TÓM TẮT NGHỊ ĐỊNH 16 /2005 VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

CHƯƠNG 1 : NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1.Phân loại dự án xây dựng công trình,
2.Chủ đầu tư xây dựng công trình là ai
CHƯƠNG 2: LẬP THẨM ĐỊNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.Lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình
-Công trình nào phải lập? ai lập ?
-Nội dung của báo cáo đầu tư xây dựng công trình gồm những gì?
2.Lập dự án đầu tư xây dựng công trình
-Công trình nào phải lập dự án.
-Nội dung của dự án ( thuyết minh và thiết kế cơ sở )
3.Hồ sơ trình phê duyệt dự án
4.Thẩm quyền thẩm định phê duyệt dự án
5.Nội dung thẩm định DA.
6.Thẩm quyền quyết định đầu tư
7.Báo cáo kinh tế kỹ thuật
-Công trình như thế nào thì lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.
-Nội dung của báo cáo kinh tế kỹ thuật.
8.Việc điều chỉnh dự án xây dựng công trình
CHƯƠNG 3 : THỰC HIỆN DỰ ÁN
MỤC 1 : THIẾT KẾ VÀ DỰ TOÁN
1.Các bước thiết kế
-Thiết kế 1 bước.
-Thiết kế 2 bước.
-Thiết kế 3 bước.
2.Hồ sơ thiết kế và dự toán xây dựng công trình
3.Thẩm định phê duyệt thiết kế , dự toán , tổng dự toán
-Thẩm định phê duyệt .
-Nôi dung thẩm định thiết kế.
-Nội dung thẩm định dự toán , tổng dự toán.
MỤC 2: GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
1.Công trình nào không cần xin giấy phép xây dựng
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng gồm những gì.
2.Cơ quan nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng.
-Ai nhận hồ sơ này và say khi nhận nó rồi thì họ làm gì?
-Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
-Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng.
3.Gia hạn giấy phép xây dựng
MỤC 3: LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
1.Nguyên tắc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
2.Yêu cầu chung đối với các loại hồ sơ giấy tờ đấu thầu
3.Thi tuyển thiết kế kiến trúc.
-Công trình nào phải thi tuyển thiết kế kiến trúc.
-Ai có quyền trong việc này,
-Thủ tục của công việc này ra sao.
4.Việc lựa chọn các nhà thầu : nhà thầu tư vấn , nhà thầu thi công ( trình tự lựa chọn và các hình thức đấu thầu, đánh giá và lựa chọn
5.Về tổng thầu EPC.
MỤC 4 : THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.Quản lý thi công xây dựng công trình
2.Quản lý tiến độ.
3.Quản lý khối lượng ,xử lý khi có phát sinh
4.Quản lý an toàn lao động
5.Quản lý môi trường
MỤC 5: CÁC HÌNH THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN
1.Các hình thức quản lý dự án.
-Chủ đầu tư đủ trình thì tự thành lập ban quản lý dự án và tự quản lý ,khi đó ban quản lý phải làm các công việc gì?
-Khi chủ đầu tư không đủ trình thì thuê tư vấn để quản lý dự án khi đó tư vấn và chủ đầu tư phải làm gì để quản lý dự án.
MỤC 6: QUẢN LÝ CHI PHÍ
1.Nguyên tắc quản lý chi phí.
2.Quản lý tổng mức đầu tư
-Tổng mức đầu tư khái quát gồm những loại chi phí nào ?nó được lập khi nào ?
-Tổng mức đầu tư được xác định dựa trên cơ sở nào?
-Điều chỉnh tổng mức đầu tư nữa chứ,
3.Dự toán xây dựng công trình và tổng dự toán xây dựng cồng trình
-Nó là cái gì .lập trên cơ sở nào và ai lập lập vào giai đoạn nào.
4.Tạm ứng và thu hồi tạm ứng
5.Công việc thanh toán
6.Công việc quyết toán
CHƯƠNG 4 : HỢP ĐỒNG
CHƯƠNG 5 : ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

PHỤ LỤC
PL1: phân loại dự án.
PL2: tờ trình phê duyệt dự án.
PL3: quyết định phê duyệt dự án.
PL4: đơn xin cấp giấy phép xây dựng và giấy phép xây dựng tạm.( nhà đô thị)
PL5: đơn xin cấp giấy phép xây dựng và giấy phép xây dựng tạm ( nhà ở nông thôn)
PL6: giấy phép xây dựng.
PL7: Các câu hỏi sơ tuyển năng lực khi lựa chọn nhà thầu tư vấn ,nhà thầu thi công và tổng thầu.

CÔNG TRÌNH NÀO KHÔNG PHẢI LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ (THEO NGHỊ ĐỊNH 16 )

a) Công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định này;
b) Các công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân quy định tại khoản 5 Điều 35 của Luật Xây dựng.
thế thôi ,nhưng khoản 1 điều 12 ND16 và khoản 5 điều 33 LUẬT XD là như thế nào
1.KHOẢN 1 ĐIỀU 12 ND16CP
Khi đầu tư xây dựng các công trình sau đây, chủ đầu tư không phải lập dự án mà chỉ lập Báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt:
a) Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
b) Công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới trụ sở cơ quan có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng;
c) Các dự án hạ tầng xã hội có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng sử dụng vốn ngân sách không nhằm mục đích kinh doanh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng và đã có chủ trương đầu tư hoặc đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư hàng năm.
2.KHOẢN 5 ĐIỀU 35 LUẬT XD 2003
Rắc rối quá khoản này lại chỉ điển điểm d khoản 1 điều 62 luật XD và cuối cùng nó là thế này:
Nhà ở riêng lẻ ở vùng sâu vùng xa không thuộc đô thị không thuộc điểm dân cư tập trung .diểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch được duyệt.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG CẦN NHỮNG TÀI LIỆU GÌ

- Nghị định 80/2006 hướng dẫn thi hành Luật BVMT
- Nghị định 21/2008 sửa đổi bổ sung Nghị định 80/2006
-Luật môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005
-Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006
-Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006
-Thông tư số 83/2002/TT-BTC ngày 25/9/2002 quy định về chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
-Thông tư số 45/2001/TTLT-BTC-BKHCNMT ngày 18/6/2001 hướng dẫn một số chế độ, chỉ tiêu đối với các nhiệm vụ.
-114/2006 TTLT BTC-BTNMT

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.Khảo sát xây dựng tìm địa điểm xây dựng ,tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc.
2.Lựa chọn nhà thầu lập báo cáo đầu tư .
3.Lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình.
4.Trình báo cáo đầu tư để xin giấy phép đầu tư.
5.Thi tuyển kiến trúc chọn phương án kiến trúc.
6.Lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình.
7.Lập dự án đầu tư.
8.Thẩm định phê duyệt dự án đầu tư.
9.Thành lập ban quản lý dự án hoặc thuê tư vấn.
10.Xin giấy phép xây dựng.
11.Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng.
12.Lập thiết kế các bước tiếp theo.
13.Tổ chức thẩm định thiết kế kiến trúc, thiết kế bản vẽ thi công.
14.Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình.
15.Lựa chọn tư vân giám sát , tư vấn chứng nhận chất lượng , theo điều 28 ND209
16.Thi công xây dựng công trình.
17.Nghiệm thu.
18. Thanh quyết toán với nhà thầu.
19.Quyết toán vốn đầu tư xây dựng.
20.Bàn giao công trình.
21.THeo dõi đôn đốc nhà thầu trong công tác bảo hành công trình.
22.Thực hiện bảo trì công trình.

Bài đăng ngẫu nhiên